Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

các sản phẩm dàn giáo an thái

Bảng chi tiết các loại dàn giáo coppha xây dựng cho thuê









chi tiết cách lắp đặt dàn giáo choàn thiện



sàn thao tác và dàn giáo chịu lực 



hình ảnh tại công trình cho thuê dàn giáo tại quảng ninh




cốt pha góc tường và coppha cột 




hình ảnh ống khóa giàn giáo và công trính thục tế tại hà nộ





công trình tại quảng ninh 





công trình cho thuê dàn giáo tại hải phòng




quy trình lắp đặt giàn giáo chụi lực




các sản phẩm khác và kho chứa dàn giáo 



văn phòng công ty cho thuê dàn giáo tại hải dương










 các kho chứa dàn giáo và nơi sản xuất 



Danh mục sản phẩm bán và cho thuê

STT
TÊN THIẾT BỊ
STT
TÊN THIẾT BỊ
I
GIÁO CHỐNG TỔ HỢP CHỊU LỰC
II
CỐP PHA ĐỊNH HÌNH
1
Khung A1,5m
1
K.thép mặt gỗ dán KT 0,4*1,2m
2
Khung A1,0m
2
K.thép mặt gỗ dán KT 0,3*1,2m
3
Khung A0,75m
3
Cốp pha thép KT 0,3*1,5m
4
ống nối giáo
4
Cốp pha thép KT 0,22*1,2m
5
Chân kích
5
Cốp pha thép KT 0,22*1,5m
6
Đầu kích
6
Cốp pha thép KT 0,20*1,2m
7
Giằng chân,giằng chéo
7
Nẹp góc
III
GIÁO HOÀN THIỆN
IV
CÁC LOẠI KHÁC
1
Thanh đứng D42,D48
1
Cây chống thép L3,5m - L 4,0m
2
Giằng chéo
2
ống thép D42-D48
3
ống nối D42,D48
3
Khóa giáo
4
Sàn thao tác 0,25m - 0,5m
4
Thăng tải P= 500kg
5
Thang giáo
5
Máy cắt uốn sắt các loại


xin cảm ơn quý khách hàng đã tin dùng dịch vu của chúng tôi 


quy định an toàn lao động

QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
17-03-2014

Quy đinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
An toàn thi công công trình xây dựng

BỘ XÂY DỰNG

______________

Số: 22/2010/TT-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________________

Hà Nội,  ngày 03 tháng 12 năm 2010



THÔNG TƯ

Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

_____________________


Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ- CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,

Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình như sau:



Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm: xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình.

 2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài là chủ đầu tư xây dựng công trình; nhà thầu xây dựng và người lao động tại công trường xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình: là hệ thống các biện pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình.

2. Chủ đầu tư xây dựng công trình: là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.

3. Nhà thầu xây dựng là tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn xây dựng, thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

4. Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.

5. Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.

6. Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.

7. Công trường xây dựng là mặt bằng thi công xây dựng, trên đó có công trình xây dựng, các công trình phụ trợ và công trình hạ tầng kỹ thuật.



Chương II

NHỮNG YÊU CẦU ĐẢM BẢO AN TOÀN

 TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 3. Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng

Công trường xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện khí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng.

2. Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải phải được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống thoát nước phải thường xuyên được thông thoát bảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo.

3. Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và  công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu.


4. An toàn về điện:

 a) Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng rẽ; có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ  khu vực thi công;

 b) Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo đảm an toàn về điện. Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây dựng;

c) Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn điện, biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện.

5. An toàn về cháy, nổ:

a) Tổng thầu hoặc chủ đầu tư (trường hợp không có tổng thầu) phải thành lập ban chỉ huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể;

b) Phương án phòng chống cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân cấp và kèm theo quy chế hoạt động;

c) Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị trí dễ xảy ra cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó;

6. Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan;

7. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc những công trình có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài thì các quy định về an toàn lao động phải được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Điều 4. Yêu cầu khi thi công xây dựng

Khi thi công xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

1. Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt, trong biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng công việc. Trong thiết kế biện pháp thi công phải có thuyết minh hướng dẫn về kỹ thuật và các chỉ dẫn thực hiện.

2. Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật. Đối với những công việc có yêu cầu phụ thuộc vào chất lượng của công việc trước đó, thì chỉ được thi công khi công việc trước đó đã được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.

3. Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường.

4. Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định;

5. Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn.

Trường hợp khi hoạt động, thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằng công trường thì chủ đầu tư phải phê duyệt biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình trong, ngoài công trường chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng.

Trường hợp do điều kiện thi công, thiết bị phải đặt ở ngoài phạm vi công trường và trong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi công trường thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của địa phương.

6. Những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám sức khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của pháp luật về lao động.



Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ  ĐỐI VỚI AN TOÀN

TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 5.  Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng công trình

Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm:

1. Thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các quy định vềan toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng trên công trường.

2. Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật về xây dựng.

3. Tạm dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động của nhà thầu. Nếu nhà thầu không khắc phục thì chủ đầu tư phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng.

4. Phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình an toàn lao động của dự án, công trình theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 6. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình

Nhà thầu thi công xây dựng công trình bao gồm cả tổng thầu, nhà thầu chính và nhà thầu phụ trên công trường có trách nhiệm:

1. Lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình.  Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra thực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho phù hợp.

2. Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn được đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật. Đồng thời cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

3. Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác an toàn lao động trên công trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý công tác an toàn lao động trong quá trình thi công.

4. Tổ chức tập huấn và huấn luyện về an toàn cho đội ngũ làm công tác an toàn và người lao động thuộc quyền quản lý theo quy định.

5. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động theo biện pháp đã được phê duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.

6. Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo, điều tra, lập biên bản khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, tai nạn lao động trên công trường.

7. Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký(nếu có), bảo dưỡng máy và thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình theo quy định.

Điều 7. Trách nhiệm của Ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát thi công

Ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm:

1. Giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng.

2. Thông báo cho chủ đầu tư những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp.

3. Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trường.

Điều 8. Quan hệ phối hợp giữa chủ đầu tư, tổng thầu hoặc thầu chính và thầu phụ

1. Trường hợp trên công trường có tổng thầu hoặc thầu chính

Trường hợp trên công trường có tổng thầu thi công xây dựng, tổng thầu EPC, tổng thầu chìa khóa trao tay hoặc chỉ có nhà thầu chính (sau đây gọi chung là tổng thầu) thì trách nhiệm và mối quan hệ giữa các chủ thể như sau:

a) Chủ đầu tư tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn của tổng thầu và kiểm tra việc điều hành, giám sát của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ trên công trường;

b) Đối với công trường xây dựng có nhiều nhà thầu phụ tham gia thi công, thì tổng thầu phải thành lập bộ phận quản lý an toàn chung để kiểm tra, giám sát và quản lý công tác an toàn, vệ sinh môi trường đối với các nhà thầu phụ trên công trường;

c) Tổng thầu chịu trách nhiệm toàn diện về việc điều hành tiến độ thi công giữa tổng thầu với các nhà thầu phụ cũng như tiến độ thực hiện giữa các nhà thầu phụ với nhau, không để xảy ra sự chồng chéo trong thực hiện công việc giữa các nhà thầu gây ra mất an toàn đối với người lao động, máy, thiết bị và công trình;

d) Tổng thầu có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi công và biện pháp an toàn của các nhà thầu phụ. Tổng thầu có quyền tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi nhà thầu phụ vi phạm các quy định về an toàn  trên công trường;

đ) Nhà thầu phụ lập và phê duyệt biện pháp thi công và biện pháp an toàn phần việc do mình thực hiện. Trước khi phê duyệt phải được sự thỏa thuận của tổng thầu;

e) Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm giám sát thực hiện biện pháp an toàn các công việc do mình thực hiện; đồng thời chịu sự điều hành, giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiến độ, thực hiện biện pháp thi công cũng như biện pháp an toàn trên công trường của tổng thầu.

2. Trường hợp trên công trường có nhiều nhà thầu chính

Trường hợp trên công trường không có tổng thầu thi công xây dựng, tổng thầu EPC hoặc tổng thầu chìa khóa trao tay mà chỉ có các nhà thầu chính thì trách nhiệm và mối quan hệ giữa các chủ thể như sau:

a) Chủ đầu tư tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn c�a các nhà thầu chính; kiểm tra việc điều hành, giám sát của các nhà thầu chính đối với các nhà thầu phụ trên công trường;

b) Đối với công trường xây dựng có nhiều nhà thầu chính tham gia thi công, thì chủ đầu tư phải thành lập bộ phận quản lý an toàn chung để kiểm tra, giám sát và quản lý công tác an toàn, vệ sinh môi trường đối với các nhà thầu chính trên công trường;

c) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm điều hành tiến độ thi công giữa các nhà thầu chính; nhà thầu chính chịu trách nhiệm về việc điều hành tiến độ thi công giữa nhà thầu chính với các nhà thầu phụ cũng như tiến độ thực hiện giữa các nhà thầu phụ với nhau, không để xảy ra sự chồng chéo trong thực hiện công việc giữa các nhà thầu gây ra mất an toàn đối với người lao động, máy, thiết bị và công trình;

d) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi công và biện pháp an toàn của các nhà thầu chính. Chủ đầu tư có quyền tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi nhà thầu chính vi phạm các quy định về an toàn lao động trên công trường;

đ) Nhà thầu chính có trách nhiệm lập, phê duyệt biện pháp an toàn những phần việc do mình thực hiện; trước khi phê duyệt phải có sự thỏa thuận của chủ đầu tư;

e) Nhà thầu chính có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp thi công và biện pháp an toàn của các nhà thầu phụ. Nhà thầu chính có quyền tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi nhà thầu phụ vi phạm các quy định về an toàn trên công trường;

f) Nhà thầu phụ lập, phê duyệt biện pháp thi công và biện pháp an toàn những phần việc do mình thực hiện; trước khi phê duyệt phải có sự thỏa thuận của nhà thầu chính;

g) Nhà thầu phụ chịu trách nhiệm giám sát biện pháp an toàn các công việc do mình thực hiện; đồng thời chịu sự điều hành, giám sát, kiểm tra của nhà thầu chính về việc thực hiện tiến độ, thực hiện biện pháp thi công cũng như biện pháp an toàn trên công trường .

Điều 9 . Quyền và trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng

Người lao động trên công trường xây dựng có quyền và trách nhiệm sau:

1. Có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp mà vẫn không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định.

2. Chỉ được nhận thực hiện những công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Chấp hành đầy đủ các quy định, nội quy về an toàn lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

3. Người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định.

Điều 10. Trách nhiệm của người làm công tác an toàn của nhà thầu

1. Người làm công tác an toàn thực hiện chế độ kiểm tra hàng ngày trên công trường theo quy định của nhà thầu. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy các vi phạm về an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì tạm dừng thi công công việc đó, đồng thời báo cáo trực tiếp nhà thầu để xem xét xử lý hoặc yêu cầu người trực tiếp phụ trách bộ phận đó đình chỉ thi công để có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình, sau đó báo cáo người chỉ huy công trường.

2. Người làm công tác an toàn hoặc cán bộ kỹ thuật của nhà thầu phải giám sát liên tục công tác an toàn lao động trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.

Điều 11. Giải quyết sự cố khi xảy ra tai nạn lao động

Khi xảy ra tai nạn lao động do sự cố mất an toàn lao động hoặc do sự cố công trình phải được giải quyết như sau:

1. Khi xảy ra tai nạn lao động do sự cố mất an toàn lao động gây ra:

a) Nhà thầu phải bằng mọi biện pháp sơ, cấp cứu người bị tai nạn lao động, sau đó chuyển ngay đến cơ sở y tế để xử lý;

b) Chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị có liên quan phải báo cáo kịp thời với các cơ quan quản lý có liên quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra theo quy định để xác định nguyên nhân xảy ra sự cố, tai nạn lao động;

c) Việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo; quy trình xử lý sự cố; giải quyết các chế độ khi xảy ra tai nạn lao động được thực hiện theo quy định hiện hành;

d) Sau khi lấy dấu hiện trường, được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền và chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện việc dọn dẹp nơi xảy ra sự cố và tiếp tục thi công.

2. Khi xảy ra tai nạn lao động do sự cố công trình xây dựng:

a) Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, khoản 1 Điều này;

b) Sau khi lấy dấu hiện trường, được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, nhà thầu thực hiện việc dọn dẹp nơi xảy ra sự cố; đồng thời kiểm tra, đánh giá mức độ ổn định của công trình hoặc công việc đang thi công theo quy định, nếu đảm bảo an toàn thì báo cáo chủ đầu tư cho phép tiếp tục thi công.






Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12 . Trách nhiệm thực hiện

1. Bộ Xây dựng giao cho các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn trong thi công xây dựng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, bao gồm:  

a) Tổ chức tập huấn công tác an toàn lao động cho các nhà thầu, cán bộ an toàn, cán bộ kỹ thuật, cán bộ, kỹ sư trong các ban quản lý dự án, ban điều hành của các dự án;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các qui định về an toàn lao động trong thi công xây dựng;

c) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này;

d) Cập nhật thông tin các nhà thầu vi phạm an toàn trong thi công xây dựng đưa lên "Trang Thông tin về các nhà thầu vi phạm trong hoạt động xây dựng" của Bộ Xây dựng.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a) Tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và xã hội và các cơ quan liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng trên địa bàn;

c) Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm về tình hình an toàn lao động trong thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn theo quy định của pháp luật lao động gửi về Bộ Xây dựng;

d) Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này theo thẩm quyền;

đ) Cung cấp thông tin các nhà thầu vi phạm an toàn lao động trong thi công xây dựng về Bộ Xây dựng.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký;

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết ./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Thanh tra XD;
- Công báo; website Chính phủ; website Bộ Xây dựng;
- Lưu: VP, HĐXD.
KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG



(đã ký)

Bùi Phạm Khánh

dàn giáo trong xây dựng

NỘI DUNG DÀN GIÁO , GIÁN GIÁO CÔNG TÁC

   Dàn giáo công tác hay gọi gọn là giàn giáo là các loại thiết bị sử dụng trong xây dựng (và trong các lĩnh vực dân dụng khác), dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị công cụ cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ cao lớn (vượt hơn tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông thường (như là mặt đất, sàn các tầng nhà,...).

   Dàn giáo công tác là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an toàn. Dàn giáo công tác sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó còn được gọi là dàn giáo thi công hay dàn giáo xây dựng hoặc giáo thi công ngoài (công trình), tuy nhiên nó còn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác như: bảo trì, vệ sinh hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu sáng đô thị, cứu hỏa,...)

   Tuy nhiên, trong xây dựng dàn giáo công tác khác biệt với một loại giáo chống dùng để chống đỡ hệ thống cốp pha (khuôn đúc bê tông) dạng đáy nằm, bởi công năng sử dụng. Dàn giáo công tác hay còn gọi tắt là giáo công tác có chức năng duy nhất là tạo ra một sàn mặt bằng công tác nhân tạo cho người công nhân xây dựng đứng làm việc trên độ cao lớn an toàn. Còn giáo chống cốp pha có chức năng chủ yếu là chống đỡ hệ đà ngang và ván khuôn của hệ cốp pha đáy nằm (chủ yếu là chịu lực trong quá trình thi công đúc các kết cấu bê tông dạng nằm).
dàn giáo công tác

   Dàn giáo công tác theo đúng nghĩa nguyên thủy của từ dàn giáo là những loại hệ kết cấu dạng thanh, dạng khung, dạng dàn để đỡ hệ thống sàn công tác cho con người làm việc an toàn trên cao. Về sau, được mở rộng ra để gọi tất cả các thiết bị nâng đỡ vị trí công tác của công nhân xây dựng khi họ làm việc trên cao (vượt chiều cao tự nhiên của họ) như: giáo ghế, thang, giáo treo, lồng công tác treo, xe thang,...

dàn giáo khung chữ h

                                                  Hotline : 0975 862 666


                     

cách lắp dàn giáo

An toàn lao động khi lắp đặt và sử dụng giàn giáo



Các yêu cầu về an toàn khi lắp dựng, sử dụng, bảo trì, tháo dỡ giàn giáo trong xây dựng, sửa chữa, phá dỡ nhà và công trình. Tiêu chuẩn viện dẫn: - Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, chư­ơng 17 - TCVN 5308- 1991. Quy phạm KTAT trong xây dựng - TCVN 6052-1995. Giàn giáo thép.
Các thuật ngữ và khái niệm:

- Giàn giáo: Một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo, tựa vào công trình để tạo ra nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao so với mặt đất hay mặt sàn cố định.
- Giàn giáo dầm công son: Giàn giáo có sàn công tác đặt trên các thanh dầm công son từ trong tư­ờng hoặc trên mặt nhà. Đầu phía bên trong đ­ược neo chặt vào công trình hay kết cấu.
- Giàn giáo dầm treo: Sàn công tác đặt trên hai thanh dầm, đ­ược treo bằng các dây cáp.
- Giàn giáo cột chống đơn: Sàn công tác đặt trên các dầm ngang có đầu phía ngoài đặt trên các dầm dọc liên kết với hàng cột hay thanh đứng đơn. Đầu bên trong của dầm ngang đặt neo vào trong hoặc lên t­ường nhà.
- Giàn giáo khung thép ống chế tạo sẵn: Hệ các khung bằng ống kim loại (chân giáo), lắp ráp với nhau nhờ các thanh giằng.
- Tổ hợp giàn giáo thép ống và bộ nối: Hệ giàn giáo đ­ược cấu tạo từ các thanh thép ống như­ thanh trụ đứng, các thanh ngang, dọc giàn giáo và các thanh giằng; có tấm đỡ chân các thanh trụ và các bộ nối đặc biệt để nối các thanh trụ và liên kết các thanh khác.
- Giàn giáo treo móc nối tiếp: Sàn công tác đ­ược đặt và móc vào hai dây cáp thép treo song song theo ph­ương ngang, các đầu dây liên kết chặt với công trình.
- Giàn giáo treo nhiều tầng: Giàn giáo có các sàn công tác ở các cốt cao độ khác nhau, đặt trên cùng một hệ đỡ. Hệ thống này có thể treo bởi hai hay nhiều điểm.
- Dây an toàn: Dây mềm buộc vào đai ngang l­ưng ng­ười hoặc dụng cụ lao động, đầu giữ buộc vào điểm cố định hoặc dây bảo hộ.
- Dây bảo hộ (dây thoát hiểm, dây cứu nạn): Dây thẳng đứng từ một móc neo cố định độc lập với sàn công tác và các dây neo, dùng để treo hoặc móc các dây an toàn.
- Dây đai ngang lư­ng: Dụng cụ đặc biệt đeo vào ngư­ời, dùng để treo giữ hoặc thoát hiểm cho công nhân khi đang làm việc hoặc ở trong vùng nguy hiểm.
- Sàn công tác: Sàn cho công nhân đứng và xếp vật liệu tại các vị trí yêu cầu, được cấu tạo từ một hay nhiều đơn vị sàn công tác. Sàn công tác có thể hoạt động độc lập hoặc lắp ghép thành một sàn công tác lớn hơn. Sàn công tác có thể là các tấm gỗ ván đặc biệt, bàn giáo hoặc sàn chế tạo sẵn bằng kim loại.
- Lan can: Hệ thanh chắn đ­ược lắp dọc theo các mặt hở và phần cuối của sàn công tác, gồm có thanh trên (tay vịn), thanh giữa và các trụ đỡ.
- Lưới chắn an toàn: Một tấm lưới chắn đặt giữa tay vịn và thanh chắn chân, để ngăn dụng cụ lao động hoặc vật liệu không rơi khỏi giàn giáo.
- Nền đặt giáo: Nền mặt đất hoặc nền sàn vững của các tầng nhà và công trình.
- Neo: Bộ phận liên kết giữa giàn giáo với công trình hoặc kết cấu, để tăng c­ường ổn định hai ph­ương cho giàn giáo.
- Thanh giằng: Bộ phận giữ cố định cho giàn giáo, liên hệ với các bộ phận khác.

1. Nguy cơ mất an toàn
- Ngã cao khi làm việc trên giàn giáo (thi công, sửa chữa, làm vệ sinh...) do sập, đổ giàn, trơn trượt...
- Ngã cao khi di chuyển, leo trèo theo đường giàn giáo, đi lại trên giàn giáo.
- Ngã cao do vi phạm quy trình an toàn không sử dụng đay đai an toàn.
- Ngã cao do làm việc trên giàn giáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật, giàn giáo không có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn, do gãy, sụp sàn công tác.
- Ngã cao do di chuyển, trèo lên, xuống giàn giáo.
- Ngã cao do ánh sáng hàn làm chói mắt, do không đủ ánh sáng ban đêm, do giật mình trong lúc làm việc.

2. Điều kiện kỹ thuật an toàn
Điều 1: Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.
- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám đốc đơn vị xác nhận.
- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các PTBVCN khi làm việc trên cao: dây an toàn, quần áo, giày, mũ BHLĐ.
- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành KLLĐ và nội qui an toàn làm việc trên cao.
Điều 2: Nội quy kỷ luật và ATLĐ khi làm việc trên cao:
- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.
- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.
- Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.
- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.
- Không được đi dép lê, đi giày có đế dễ trượt.
- Trước và trong thời gian làm việc trên cao không được uống rượu, bia, hút thuốc lào.
- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.
- Lúc tối trời, mưa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc làm việc trên giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên, v.v.
Điều 3: Việc bắc giàn giáo cho công nhân làm việc ở trên cao cũng như việc tháo giàn giáo và cải tiến giàn giáo đều phải do cán bộ phụ trách kỹ thuật cho phép mới được thực hiện.
Điều 4: Giàn giáo phải chắc chắn. Tay vịn lan can phải có chiều cao từ 0,9-1,15m so với mặt sàn. Khoảng cách giữa giàn và tàu không quá 200mm.
- Giàn giáo phải cố định tránh đung đưa (nếu là giàn treo)
- Giàn giáo chồng phải bảo đảm độ cứng vững, chắc chắn.
Điều 5: Dây cáp thép treo giàn phải thỏa mãn yêu cầu về kỹ thuật, mỗi tháng phải kiểm tra một lần nếu không bảo đảm phải thay thế. Các đầu giàn giáo chồng lên nhau phải cố định chắc chắn bằng dây cáp, dây thép. Bảo đảm không đứt, trượt giữa 2 giàn với nhau.
Điều 6: Tất cả nguyên vật liệu dùng làm giàn giáo, bệ đứng phải được kiểm tra định kỳ với thời gian không quá 6 tháng để xác định chất lượng, kể chất lượng các mối hàn.
Điều 7: Khi làm việc ở độ cao trên 2m mọi người đều phải đeo dây an toàn. Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể, nếu ở bên dưới có nhiều chướng ngại: các vật sắc nhọn, điện, các vật di chuyển có thể gây nguy hiểm đến tính mạng NLĐ, phải đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao từ 0,5m trở lên. Thực hiện  các quy định về ATLĐ khi làm việc trên cao.
Điều 8: Nếu tổng chiều cao của giàn giáo dưới 12m có thề dùng thang tựa hoặc thang treo. Nếu tổng chiều cao trên 12m, phài có lồng cầu thang riêng.
Có hệ thống chống sét đối với giàn giáo cao. Giàn giáo cao làm bằng kim loại nhất thiết phải có hệ thống chống sét riêng.
Điều 9: Giàn giáo bố trí ở gần đường đi, gần các hố đào, gần phạm vi hoạt động của các máy trục, phải có biện pháp đề phòng các vách hố đào bị sụt lở, các phương tiện giao thông và cẩu chuyển va chạm làm đổ gãy Giàn giáo.
Điều 10: Giàn giáo khi lắp dựng xong phải tiến hành và lập biên bản nghiệm thu. Trong quá trình sử dụng, cần quy định việc theo dõi kiểm tra tình trạng an toàn của giàn giáo.
Điều 11: Khi nghiệm thu và kiểm tra giàn giáo phải xem xét những vấn đề sau: sơ đồ giàn giáo có đúng thiết kế không; cột có thẳng đứng và chân cột có đặt lên tấm gỗ kê để phòng lún không; có lắp đủ hệ giằng và những điểm neo giàn giáo với công trình để bảo đảm độ cứng vững và ổn định không; các mối liên kết có vững chắc không; mép sàn thao tác, lỗ chừa và chiếu nghỉ cầu thang có lắp đủ lan can an toàn không.
 Điều 12: Tải trọng đặt trên sàn thao tác không được vượt quá tải trọng tính toán. Trong quá trình làm việc không được để người, vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ vượt quá quy định.
Khi phải đặt các thiết bị cẩu chuyển trên sàn thao tác ở các vị trí khác với quy định trong thiết kế, thì phải tính toán kiểm tra lại khả năng chịu tải của các bộ phận kết cấu chịu lực trong phạm vi ảnh hưởng do thiết bị đó gây ra. Nếu khi tính toán kiểm tra lại thấy không có đủ khả năng chịu tải thì phải có biện pháp gia cố.
Điều 13: Khi giàn giáo cao hơn 6m, phải có ít nhất hai tầng sàn. Sàn thao tác bên trên, sàn bảo vệ đưới. Khi làm việc đồng thời trên hai sàn, thì giữa hai sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ.
Cấm làm việc đồng thời trên hai tầng sàn cùng một khoang mà không có biện pháp bảo đảm an toàn.
Điều 14: Khi vận chuyển vật tư, vật liệu lên giàn giáo bằng cần trục, không được để cho vật nâng va chạm vào giàn giáo, không được vừa nâng vừa quay cần. Khi vật nâng còn cách mặt sàn thao tác khoảng 1m phải hạ từ từ và đặt nhẹ nhàng lên mặt sàn.
Điều 15: Chỉ được vận chuyển bằng xe cút kít hoặc xe cải tiến trên giàn giáo nếu trong thiết kế đã tính với những tải trọng này. Trên sàn thao tác phải lát ván cho xe vận chuyển.
Điều 16: Hết ca làm việc phải thu dọn sạch các vật liệu thừa, đồ nghề dụng cụ trên mặt sàn thao tác.
Ban đêm, lúc tối trời, chỗ làm việc và đi lại trên giàn giáo phải đảm bảo chiếu sáng đầy đủ.
Khi trời mưa to, lúc dông bão hoặc gió mạnh cấp 5 trở lên không được làm việc trên giàn giáo.
Điều 17: Đối với giàn giáo di động (giàn giáo ghế), lúc đứng tại chỗ, các bánh xe phải được cố định chắc chắn. Đường để di chuyển giàn giáo phải bằng phẳng. Việc di chuyển giàn giáo di động phải làm từ từ. Cấm di chuyển giàn giáo di động nếu trên đó có người, vật liệu, thùng đựng rác, v.v…

2.1.Giàn chồng
Điều 18: Sử dụng giàn giáo thép trong đốc, ụ phải chấp hành các quy định sau:
- Các chân cột giàn giáo phải có đế và được kê đệm chống lệch, trượt. Cấm kê chân cột hoặc khung Giàn giáo bằng gạch đá hoặc các mẩu gỗ vụn.
- Dựng giàn giáo đến đâu phải liên kết chắc với thành tàu đến đấy.
- Giàn giáo phải lắp đủ thanh giằng liên kết chắc chắn.
- Những giàn giáo cao từ 2m trở lên phải có lan can bảo vệ, nếu giàn giáo chưa có lan can thì phải sử dụng dây thắt lưng an toàn để buộc.
- Công nhân làm việc trên giàn giáo phải đeo dây an toàn.

2.2. Giàn treo
Điều 19: Đối với các giàn giáo treo phải thực hiện những quy định sau:
- Tiết diện dây cáp buộc giàn giáo phải đảm bảo tải trọng quy định hệ số an toàn ≥ 6.
- Quy định số người làm việc trên từng loại giàn giáo (giàn giáo dài không quá 5 người, giàn giáo ngắn không quá 3 người).
- Công nhân làm việc trên giàn giáo phải đeo dây an toàn.
- Giàn giáo treo phải được neo buộc chắc chắn vào tàu tránh đu đưa.
- Giàn giáo phải chắc chắn, các đầu nối giàn giáo với nhau phải được buộc chắc chắn, tránh tuột, đứt.
- Dựng giàn giáo đến đâu phải liên kết chắc với thành tàu đến đấy.
- Những giàn giáo cao từ 2m trở lên phải có lan can bảo vệ, nếu giàn giáo chưa có lan can thì phải sử dụng dây thắt lưng an toàn để buộc.

2.3. Giàn giáo bằng thép ống
Điều 20: Giàn giáo thép ống và bộ nối chịu tải trọng nhẹ có các thanh đứng, thanh ngang, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống có đ­ường kính ngoài là 50mm (đường kính trong là 47,5mm). Các thanh đứng đặt cách nhau ≤ 1,2m theo chiều ngang và ≤ 3,0m dọc theo chiều dài của giàn giáo. Các kết cấu kim loại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng t­ương đ­ương.
Giàn giáo thanh thép ống và bộ nối chịu tải trọng nặng có các thanh đứng, thanh ngang, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống đư­ờng kính ngoài 64mm (trong 60mm) với các thanh đứng đặt cách nhau ≤ 1,5m theo ph­ương ngang và                ≤ 1,5m theo ph­ương dọc của giàn giáo. Các kết cấu kim koại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng t­ương đ­ương.
Điều 21: Các thanh dọc đ­ược lắp dọc theo chiều dài của giàn giáo tại các cao độ xác định. Nếu thanh trên và thanh giữa của hệ lan can dùng thanh thép ống thì chúng được dùng để thay cho các thanh dọc. Khi di chuyển hệ lan can tới cao độ khác, cần bổ sung các thanh dọc để thay thế. Các thanh dọc d­ưới cùng cần đặt sát với mặt nền. Các thanh dọc đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ tâm của ống.
Các thanh ngang đặt theo phư­ơng ngang giữa các thanh đứng và gắn chặt với các thanh đứng bằng các bộ nối nằm trên bộ nối thanh dọc. Các thanh ngang đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ tâm của ống.

2.4. Sàn công tác
Điều 22: Sàn công tác phải chắc chắn, bảo đảm chịu đ­ược tải trọng tính toán, không trơn trượt, khe hở giữa các ván sàn không được vượt quá 10mm. Vật liệu được lựa chọn làm sàn phải có đủ c­ường độ, đáp ứng các yêu cầu thực tế, không bị ăn mòn hóa học và chống đ­ược xâm thực của khí quyển.
Chú thích: Các ván và sàn công tác chế tạo sẵn bao gồm các ván khung gỗ, các ván giáo và sàn dầm định hình.
Điều 23: Ván lát sàn thao tác phải có chiều dày ít nhất là 3cm, không bị mục mọt hoặc mức gãy. Các tấm phải ghép khít và bằng phẳng, khe hở giữa các tấm ván không được lớn hơn 1cm. Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc thì các tấm ván phải đủ dài để gác trực tiếp hai đầu lên thanh đà đỡ. Mỗi đầu ván phải chìa ra khỏi thanh đà đỡ một đoạn ít nhất là 20cm và được buộc hoặc đóng đinh chắc vào thanh đà. Khi dùng các tấm ván ghép phải nẹp bên dưới để giữ cho ván khỏi bị trượt.
Lỗ hổng ở sàn thao tác chỗ lên xuống thang phải có lan can bảo vệ ở ba phía.
Giữa sàn thao tác và công trình phải để chừa khe hở không quá 5cm đối với công tác xây và 20cm đối với công tác hoàn thiện.
Điều 24: Sàn công tác (trừ khi đựơc giằng hoặc neo chặt) phải đủ độ dài v­ượt qua thanh đỡ ngang ở cả hai đầu một đoạn ≥ 0,15m và ≤ 0,5m. Sàn công tác phải đư­ợc định vị chặt, chống đ­ược sự chuyển dịch theo các phương.
Điều 25: Khi sử dụng giàn giáo thép trong đốc, ụ phải chấp hành các qui định sau:
- Các chân cột giàn giáo phải có đế và được kê đệm chống trượt, chống lệch.
- Dựng giàn giáo từ 2 tầng trở lên phải liên kết chân từ 2 khung trở lên, tránh đổ giàn giáo.
- Giàn giáo phải lắp đủ thanh giằng, liên kết chắc chắn.
- Khi sử dụng giàn giáo treo phải kiểm tra dây cáp, vỉ giàn, giàn giáo treo phải được buộc chắc chắn tránh đu đưa, các đầu nối giàn với nhau phải được buộc chắc chắn tránh đứt tuột vỉ giàn.
Điều 26: Khi sử dụng máy phun nước, phun cát, phun sơn trên cao nhất thiết phải có giàn giáo và các ống dẫn phải có dây đeo bảo hiểm cột cố định.
Điều 27: Nếu sử dụng giàn giáo bằng kim loại thì các chân giàn giáo và các điểm tiếp xúc bằng kim loại phải được cột chặt và bịt kín bằng cao su tránh va chạm ma sát phát sinh tia lửa.

2.5. Thang
Điều 28: Khi làm việc cao có sử dụng thang, thang phải được đặt trên mặt nền (sàn) bằng phẳng ổn định và chèn giữ chắc chắn.
Điều 29: Cấm tựa thang nghiêng với mặt phằng nằm ngang > 70o và < 45o. Trường hợp đặt thang trái với qui định này phải có người giữ thang và chân thang phải chèn giữ vững chắc chắn.
Điều 30: Chân thang tựa phải có bộ phận chặn giữ, dạng mấu nhọn bằng kim loại, đế cao su và những bộ phận hãm giữ khác, tùy theo trạng thái và vật liệu của mặt nền, còn đầu trên của thang cần bắt chặt vào các kết cấu chắc chắn (giàn giáo, dầm, các bộ phận của khung nhà).
Điều 31: Tổng chiều dài của thang tựa không quá 5m. Khi nối dài thang, phải dùng dây buộc chắc chắn.
Điều 32: Thang xếp phải được trang bị thang giằng cứng hay mềm để tránh hiện tượng thang bất ngờ tự doãng ra.
Điều 33: Thang kim loại trên 5m, dựng thẳng đứng hay nghiêng với góc >70o so với đường nằm ngang, phải có vây chắn theo kiểu vòng cung, bắt đầu từ độ cao 3m trở lên.
Vòng cung phải bố trí cách nhau không xa quá 80cm, và liên kết với nhau tối thiểu bằng ba thanh dọc. Khoảng cách từ thang đến vòng cung không được nhỏ hơn 70cm và không lớn hơn 80cm khi bán kính vòng cung là 35 - 40cm.
 Điều 34: Nếu góc nghiêng của thang <70o, thang cần có tay vịn và bậc thang làm bằng thép tấm có gân chống trơn trượt.
Điều 35: Với thang cao trên 10m, cứ cách 6 - 10m phải bố trí chiếu nghỉ.

2.6. Khi lắp dựng, tháo dỡ
Điều 36: Không đ­ược lắp dựng, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo khi thời tiết xấu như­ có giông tố, trời tối, m­ưa to, gió mạnh từ cấp 5 trở lên.
Điều 37: Giàn giáo và phụ kiện không đ­ược dùng ở những nơi có hóa chất ăn mòn và phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp cho giàn giáo không bị hủy hoại theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
Điều 38: Tháo dỡ giàn giáo phải tiến hành theo chỉ dẫn của thiết kế hoặc nhà chế tạo và bắt đầu từ đỉnh giàn giáo:
- Các bộ phận và liên kết đã tháo rời phải hạ xuống an toàn, không để rơi tự do. Phải duy trì sự ổn định của phần giàn giáo ch­ưa tháo dỡ cho đến khi tháo xong.
- Trong khu vực đang tháo dỡ, phải có rào ngăn, biển cấm ng­ười và ph­ương tiện qua lại. Không tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật đổ.
Điều 39: Khi lắp dựng, sử dụng hay tháo dỡ giàn giáo ở gần đư­ờng dây tải điện (< 5m, kể cả đ­ường dây hạ thế) cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho công nhân và phải đư­ợc sự đồng ý của cơ quan quản lý điện và đ­ường dây (ngắt điện khi dựng lắp, l­ưới che chắn...).

                                                                                                       Nguyễn văn Luân 

 
Design by Coppha Hai Phong | Nguyễn Văn Luânn - 0975.862.666 - iaoi Cho thuê dàn giáo | website chuyên cho thuê và bán dàn giáo coppha Bán coppha Hải Phòng | Báo giá | Dịch vụ cho thuê coppha Hải Phòng | Google+ | dàn giáo quảng ninh, dàn giào nam dịnh, dàn giáo thái bình, dàn giáo hải duong, dàn giáo hà nội cho thue, dàn giáo ninh bình, dàn giáo cả nước, dàn giáo thanh hóa, dàn giáo bắc ninh, dàn giáo hung yên, coppha thái bình, cốt pha hải dương, copha nam định,copha quảng ninh, coppha hà nội, coppha thép, coppha xây dựng, dàn giáo vĩnh phúc, dàn giáo việt trì, giàn giáo hải phòng, giàn giao hải duong, giàn giao nam dinh cho thue, gian giáo hà nội, giàn giáo vĩnh yên, giàn giáo, copha thép, cot pha xây dựng, dan giao xay dung, coppha xay dung, coppha thep, coppha thep cho thue, coppha dinh hinh cho thue, gian giao cho thue, cho thue danf giao xay dung, cho thue cốt pha xây dựng, dịch vu cho thuê dàn giáo xây dựng, dịch vụ cho thuê cốt pha dàn giáo, | Dịch vụ cho thuê coppha Hải Phòng, dan giao, gian giao xay dung, dan giao vinh loi, dan gia coppha thép, dàn giáo phonix cho thuê, hùng giàn giao, dàn giáo niken cho thuê, dàn giáo ở hà nội, dàn giáo vĩnh lợi cho thuê, dàn giáo hồ chí minh cho thuê, dàn giáo móng cái, dàn giáo uông bí cho thuê, dàn giáo đông chiều quảng ninh, dàn giáo phú thái, dàn giáo chi linh cho thuê, dàn giáo thi công,