Khái niệm và một số lưu ý khi thiết kế cốp pha
Thi công Coppha > Kien thuc > Khái niệm và một số lưu ý khi thiết kế cốp pha
Trong ngành xây dựng cơ bản kết cấu bê tông và bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi nhất; hầu hết các công trình vĩnh cửu đều làm bằng bê tông cốt thép. Trong thi công bê tông cốt thép thì công tác cốp pha thường đi đầu. Cốp pha tạo hình kết cấu bê tông và bảo vệ bê tông trong một thời gian dài (vài ngày đến vài tuần) cho tới khi bê tông đạt cường độ đủ để tự mình chịu tải trong mới thôi.
coppha
Ảnh minh họa
Vậy là trước khi có một công trình bê tông cốt thép vĩnh cữu ta phải tạo dựng một công trình tạm thời (công trình cốp pha) bằng một loại vật liệu khác giống hệt công trình bê tông vĩnh cữu. Tuy công trình cốp pha là tạm thời nhưng nó vẫn đòi hỏi độ vững chắc, độ ổn định để chịu được mọi lực tác dụng khi đổ bê tông, đồng thời phải bền lâu, sử dụng được nhiều lần để giảm bớt chi phí, lại phải nhẹ và tiện dụng để giảm thiểu công lao động lắp ráp và tháo dỡ.
Hiện có nhiều cán bộ kỹ thuật chưa thật coi trọng công tác cốp pha, nhiều công trình sập đỗ khi đang thi công đúc bê tông gây thiệt hại người và của; không mấy công ty xây lắp đã có được bộ hồ sơ thiết kế cốp pha hoàn chỉnh trước khi khởi công xây dựng công trình và thường vẫn áp dụng biện pháp thi công cốp pha cổ truyền thiếu cải tiến, thành ra tiêu phí quá nhiều vật liệu công lao động cho mỗi m3 bê tông đúc.
Một số lưu ý khi thiết kế cốp pha cho công trình xây dựng:
1. Tỷ lệ chi phí cho công tác cốp pha thường khá cao, vậy cần dành thời gian nghiên cứu các kiểu cấu tạo cốp pha và công nghệ chế tạo cốp pha cho phù hợp với công trình.
- Phí lao động và phì vật liệu của công tác cốp pha chênh lệch nhau khá lớn; vậy khi nghiên cứu về cốp pha không nên chỉ xét riêng yếu tố vật liệu, mà cần chú ý yếu tố lao động (gia công, lắp đặt và tháo dỡ).
- Chọn vật liệu làm cốp pha cho phù hợp với khối lượng công việc lớn hay nhỏ, thời gian thi công ngắn hay dài.
- Lập kế hoạch thi công bê tông nhằm tăng số lần sử dụng (độ luân lưu) của cốp pha trong công trình. Số lần sử dụng cốp pha không chỉ phụ thuộc kết cấu chịu lực của cốp pha mà còn phụ thuộc cả vào chất lượng bề mặt cốp pha. Chất lương bề mặt thấp thì độ luân lưu giảm chi phí tăng. Độ luân lưu cốp pha phụ thuộc vào thời gian chờ đợi tháp dỡ khuôn; thời gian chờ đợi này lại phụ thuộc vào mác bê tông và loại kết cấu loại công trình.
- Khi thiết kế cốp pha cần quan tâm đến việc tiêu chuẩn hoá các bộ phận cốp pha sao cho chúng dùng được nhiều lần, ở nhiều nơi. Nên lập những bộ cốp pha tiêu chuẩn với nhiều mô đun kích thước, nhiều mô đun cường độ chịu lực, áp dụng được cho nhiều dạng kết cấu khác nhau. Chẳng hạn, thanh sườn đỡ bên dưới cốp pha đáy có thể làm bằng nhiều loại vật liệu (gỗ, thép hình, thép ống), nhiều kích cỡ, nhiều khả năng chịu lực khác nhau.
- Cần lập bảng tính sẵn các tải trọng cho phép cho từng bộ phận cốp pha trong mọi điều kiện sử dụng. Thống nhất cách xác định các tải trọng thi công, xác định áp lực hồ bê tông lên mọi dạng cốp pha; tài liệu của Mỹ cho biết áp lực bê tông trong cốp pha cột lớn hơn áp lực bê tông trong cốp pha tường. Áp lực ngang của hồ bê tông cách thức đổ bê tông và dung tích thùng chứa hồ.
CEO Nguyễn văn Luân
0 comments :
Đăng nhận xét